XỬ LÝ SỰ CỐ
Sự cố | Chuẩn đoán | Tác nhân gây sự cố | Giải pháp | |
---|---|---|---|---|
Nhà sản xuất | Người sử dụng | |||
1. Vỏ và nắp không được hàn kín (rò rỉ) | Hàn không kín dẫn đến rò rỉ | o | o | Thay ắc quy |
Mối hàn lỏng do lực bên ngoài | o | Thay ắc quy | ||
2. Hư hỏng đối với vỏ và nắp | Biến dạng( nhiệt độ cao) do nạp quá điện | o | Thay ắc quy | |
Hư hỏng do xử lý không đúng cách trong quá trình lắp đặt | o | Thay ắc quy | ||
Nổ do xử lý không đúng cách (tia lửa, bật lửa, diêm, hút thuốc v.v…) | o | Thay ắc quy | ||
3. Chập điện bên trong |
Điện áp lớn hơn 12,3V và xuống dưới 2V trong khi kiểm tra khi tỷ trọng kế hiển thị màu xanh | o | Thay ắc quy (ngoại trừ ắc quy cũ. Nếu tỷ trọng kế hiển thị màu đen, nạp lại điện ắc quy và kiểm tra). | |
Điện áp dưới 2V và tỷ trọng kế hiển trị màu xanh | o | Thay ắc quy (Ắc quy hết điện do lỗi của người sử dụng). | ||
Hệ thống xương bản cực và các hoạt chất của bản cực bị hỏng do sử dụng ắc quy trong thời gian dài | o | Thay ắc quy | ||
4. Tỷ trọng kế trục trặc | Điện áp lớn hơn 12,3V và lắc tỷ trọng kế liên tục đến khi chuyển sang màu đen | o | Thay các bộ phận tỷ trọng kế | |
Tỷ trọng kế vẫn tiếp tục ở màu đen thậm chí sau khi nạp lại điện | o | Thay các bộ phận tỷ trọng kế (Nhiễm bẩn các chất bên ngoài) | ||
5. Rò rỉ trên các đầu cực | Biến màu và rò rỉ giữa các đầu cực và nắp | o | Thay các bộ phận tỷ trọng kế | |
Biến màu và rò rỉ do “uốn dọc” hoặc hư hỏng từ lực quá mức bên ngoài | o | o | Thay các bộ phận tỷ trọng kế (Nhiễm bẩn các chất bên ngoài) | |
6. “Uốn dọc”/hư hỏng các đầu cực | Hư hỏng do lực quá mức bên ngoài (ví dụ, sử dụng búa trong quá trình lắp đặt) | o | Thay ắc quy | |
Hư hỏng do chập mạch bên ngoài (quá nhiệt, tia lửa) | o | Thay ắc quy | ||
Mài mòn trắng do axit sulfuric | o | Làm sạch tra mỡ các đầu cực | ||
7. Các chỉ thị phân cực bị đảo chiều trên nắp | Phân cực được chỉ thị trên nắp bị đảo chiều. - Cực âm (+): Đường kính dày Cực dương (-): Đường kính hẹp |
o | Thay ắc quy | |
8. Rò rỉ trên đáy vỏ do phát mùi lạ | Mùi lạ rò rỉ qua lỗ kim trên đáy vỏ | o | Thay ắc quy (Ngoại trừ hư hỏng) | |
9. Phóng điện thông thường | Điện áp xuống dưới 12,3V dẫn đến việc nạp điện không phù hợp, xe đỗ trong thời gian dài, đèn trong xe vẫn bật. | o | * Nạp lại điện * Kiểm tra thiết bị nạp điện |
|
10. Phóng điện dữ dội | Điện áp xuống dưới 11,78V, ắc quy ở trạng thái phóng điện trong thời gian dài khiến cho hoạt tính trên các tấm cực không hoạt động. | o | * Có thể nạp lại điện nhưng sẽ hoạt động kém hiệu quả * Nếu không thể nạp lại điện thì thay ắc quy. |
|
11. Giảm bất thường dung dịch điện phân | Giảm lượng dung dịch điện phân do có sự cố xảy ra với thiết bị nạp điện (tỷ trọng kế: hiển thị màu trắng). | o | Kiểm tra thiết bị nạp điện, thay ắc quy. | |
Nạp quá tải ắc quy bị phóng điện. | o | Thay ắc quy. |
Phân tích các yêu cầu điển hình bằng các câu đề phòng an toàn kiểu mẫu
- Nguy hiểm: Việc xử lý không phù hợp có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
- Thận trọng: Việc xử lý không phù hợp có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
- Cảnh báo: Việc xử lý không phù hợp có thể dẫn đến tổn thương cá nhân và/hoặc gây hư hỏng sản phẩm.
- An toàn
Cảnh báo
Để sử dụng ắc quy an toàn và phù hợp, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo và các nhãn cảnh bảo dán trên vỏ ngoài ắc quy.
Nguy hiểm
Ắc quy thải ra khí hydro. Đặc biệt, một lượng lớn thoát ra trong giai đoạn nạp điện ắc quy sau đó. Đặt dụng cụ kim loại trên cực (+)/(-) của ắc quy hoặc sử dụng ắc quy ở những nơi có khả năng cháy cao, ẩm ướt và không được thông gió tốt có thể dẫn đến nổ và/hoặc hỏa hoạn.
Nguy hiểm
Dung dịch điện phân chứa axit sulfuric loãng. Không nghiêng ắc quy hoặc gây ra lực quá mức cần thiết. Phải luôn đeo găng tay cao su và thiết bị bảo vệ mắt khi kiểm tra ắc quy, chú ý không làm tràn dung dịch điện phân. Tiếp xúc với dung dịch này có thể gây mù và bỏng. Nếu dung dịch này chạm vào mắt, da hoặc quần áo, phải rửa ngay vùng bị ảnh hưởng bằng nhiều nước. Đặc biệt, nếu dung dịch này rơi vào mắt, phải điều trị y tế ngay lập tức. Nếu dung dịch này rơi vào khoang miệng hoặc nuốt phải, súc miệng liên tục bằng nước, uống nhiều nước sau đó đến ngay cơ sở y tế để điều trị.
Nguy hiểm
Ắc quy chứa dung dịch điện phân, do đó cần phải để xa tầm với của trẻ em bởi vì đây là đối tượng không quen với việc xử lý các rủi ro và nguy hiểm liên quan. Dung dịch điện phân có thể gây mù và bỏng nghiêm trọng.